Những SVĐ lớn nhất Việt Nam với sức chứa cực khủng

Các SVĐ lớn nhất Việt Nam trải dài trên toàn quốc, từ Bắc đến Nam với những cái tên quen thuộc. Nếu có cơ hội, bạn nên ghé đến những địa chỉ được đề cập để tham quan và tận hưởng không khí hào hứng của các trận thi đấu thể thao.

STT Sân vận động Sức chứa (chỗ ngồi) Tỉnh thành
1 Thống Nhất 15.000 Tp. Hồ Chí Minh
2 Tự Do 16.000 Thừa Thiên Huế
3 Việt Trì 20.000 Phú Thọ
4 Hàng Đẫy 22.500 Hà Nội
5 Quân khu 7 25.000 Tp. Hồ Chí Minh
6 Đồng Nai 30.000 Đồng Nai
7 Thiên Trường 30.000 Nam Định
8 Lạch Tray 30.000 Hải Phòng
9 Mỹ Đình 40.192 Hà Nội
10 Cần Thơ 60.000 (5.000 chỗ đứng) Cần Thơ

 

#10. Sân vận động Thống Nhất | Sân bóng đẹp nhất Việt Nam

Sức chứa 15.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1929
Năm khánh thành 1931
Mặt sân Cỏ Bermuda
Bên thuê sân Đội tuyển quốc gia Việt Nam

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Địa chỉ Số 138 Đường Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Sân Thống Nhất được xây dựng từ khá sớm (1929) và từng là nơi tổ chức nhiều giải đấu trong giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Tên trước ngày Sài Gòn giải phóng là Sân vận động Cộng Hoà, được sử dụng bởi chính quyền từ năm 1954, sau đó là Câu lạc bộ Hải quan.

Sân Thống Nhất thuộc TOP các sân vận động lớn nhất Việt Nam với sức chứa lớn cùng thiết kế ấn tượng. Khán đài bao gồm bốn phần là A, B, C, D trong đó A có nhiều chỗ ngồi nhất và còn có khu vực dành cho khách VVIP, VIP.

sân bóng đẹp nhất việt nam

Sân Thống Nhất hiện là sân nhà của CLB BĐ TP HCM và Sài Gòn FC

Từ năm 1995-2002, Thống Nhất được chọn làm nơi thi đấu cho đội bóng Công an TP. Hồ Chí Minh.

Sân trở nên “vắng khách” từ năm 2013 khi các câu lạc bộ đã có địa điểm thi đấu riêng. Không có đội bóng nào đang thi đấu tại Giải vô địch quốc gia chọn nơi đây làm sân nhà trong suốt giai đoạn 2013 – 2015.

Đến mùa giải 2016, Thống Nhất trở thành sân nhà cho Câu lạc bộ Sài Gòn.

#9. Sân vận động Tự Do | Sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp và nét đẹp Cố đô

Sức chứa 16.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1934
Năm khánh thành 1936
Mặt sân Cỏ lá gừng
Bên thuê sân Câu lạc bộ bóng đá Huế
Địa chỉ Đường Nguyễn Công Trứ, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế

Sân Tự Do đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách sân bóng đá lớn nhất Việt Nam. Sân được xây dựng từ rất sớm, trước đây có tên là Stade Olympique de Hué (theo tiếng Pháp).

Đến năm 1936, Nam Phương Hoàng hậu hạ sinh Hoàng tử Bảo Long đúng thời điểm sân vận động được khánh thành. Do đó, Vua Bảo Đại ra quyết định đổi tên địa điểm thi đấu thể thao này thành Sân vận động Bảo Long.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, vua Bảo Đại tuyên cáo thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến của Triều Nguyễn, theo đó, sân cũng đổi tên thành sân Tự Do.

TOP 9 sân vận động lớn nhất ở Việt Nam sở hữu hệ thống lòng chảo, có thể sử dụng cho nhiều hoạt động thể thao. Bên cạnh đá bóng, đây còn là nơi tổ chức các giải đua xe đạp và mô tô địa hình.

#8. Sân vận động Việt Trì | Sân đấu chuẩn quốc tế

Sức chứa 20.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1960
Năm khánh thành 1960
Mặt sân Cỏ Bermuda
Bên thuê sân Câu lạc bộ bóng đá Phú Thọ
Địa chỉ Đường Hùng Vương, Phường Thọ Sơn, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Sân Việt Trì thuộc Khu liên hợp thể thao Phú Thọ. Sân được xây dựng từ năm 1960 và đến năm 2005 tiến hành sửa chữa lại với chi phí 100 tỷ đồng.

Thời điểm 2019, lãnh đạo tỉnh ra quyết định tu sửa sân nhằm phục vụ các hoạt động thi đấu quốc tế. Tháng 6 cùng năm, sân Việt Trì được chỉ định là địa điểm tổ chức trận giao hữu giữa U23 Việt Nam vs U23 Myanmar.

Năm 2020, sân trực tiếp chứng kiến các cuộc tranh tài của Câu lạc bộ Phú Thọ tại giải bóng đá hạng Nhì.

Sân Việt Trì còn được chọn làm sân chính diễn ra bảng A bóng đá nam SEA Games 31.

TOP 8 sân vận động lớn nhất Việt Nam được đánh giá cao bởi mặt sân chất lượng, thiết kế sân bãi tiêu chuẩn và hệ thống đèn chiếu. Bất kỳ ai từng học huấn luyện viên bóng đá cũng mong muốn một lần được dắt học trò đến tập luyện tại đây. Mặt sân tốt giúp việc đào tạo dễ dàng hơn, nhanh chóng cải thiện kỹ năng cá nhân.

#7. Sân vận động Hàng Đẫy | Nơi thi đấu bóng đá lớn nhất thế kỷ XX

Sức chứa 22.500 chỗ ngồi
Năm khởi công 1934
Năm khánh thành 1958
Mặt sân Cỏ Bermuda
Bên thuê sân Hà Nội T&T, Thể công – Viettel, Công an Hà Nội
Địa chỉ Số 9 Đường Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội

Nhắc tới sân bóng lớn nhất Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Hàng Đẫy – Địa điểm tổ chức hầu hết các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia cả nam và nữ.

Là sân vận động lớn nhất thế kỷ XX, sân Hàng Đẫy đón chào nhiều sự kiện thể thao văn hóa đáng chú ý. Trong đó phải kể đến vòng loại, bảng B và chung kết Tiger Cup 1998.

các sân vận động lớn nhất việt nam

SVĐ Hàng Đẫy hiện đang là sân nhà của 3 đội bóng

Hàng Đẫy cũng là sân vận động có nhiều câu lạc cùng thuê nhất hiện nay. Sân trải qua hai lần nâng cấp:

  • Năm 1998: Phục vụ Tiger Cup.
  • Năm 2017: Chuyển giao Câu lạc bộ Hà Nội T&T.

Xem thêm 15 quán cafe xem bóng đá tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có màn hình lớn, chiếu K+ chất lượng cao dành cho giới mộ điệu.

#6. Sân vận động Quân khu 7 | TOP 6 SVĐ lớn nhất Việt Nam

Sức chứa 25.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 2003
Năm khánh thành 2003
Mặt sân Cỏ lá gừng
Bên thuê sân Không cố định
Địa chỉ 2A Đ. Phan Đình Giót, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Khác với những sân vận động còn lại tại Việt Nam chủ yếu phục vụ thi đấu thể thao, sân Quân khu 7 còn là nơi diễn ra live show ca nhạc. Nhiều tên tuổi nổi tiếng như David Archuleta, Backstreet Boys, Bi Rain… từng đến đây giao lưu và tổ chức concert.

Sân Quân khu 7 vốn dĩ được xây dựng từ trước năm 1950, tuy nhiên không có thời gian cụ thể. Đến năm 2003, sân được xây dựng lại hoàn toàn với một giao diện mới, nhiều chức năng hơn.

Trước năm 1975, sân có tên là Sân vận động Quân đội hay Sân bóng Pershing. Câu lạc bộ Tổng tham mưu QLVNCH từng chọn nơi đây làm sân nhà từ năm 1952 đến ngày giải phóng.

Sân Quân khu 7 lọt TOP sân vận động nào lớn nhất Việt Nam với sức chứa “khủng” đáp ứng đủ cho mọi hoạt động với 25.000 chỗ ngồi cho thi đấu thể thao và 18.000 chỗ ngồi cho các buổi đại nhạc hội.

#5. Sân vận động Đồng Nai | TOP 5 những sân vận động đẹp nhất Việt Nam

Sức chứa 30.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1996
Năm khánh thành 1996
Mặt sân Cỏ Bermuda
Bên thuê sân Câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai
Địa chỉ Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai

Sân Đồng Nai nằm ở Thành phố Biên Hoà, là địa điểm thường trực diễn ra các giải đấu thể thao trong nước và quốc tế.

Từng có một thời kỳ sân vận động Đồng Nai không được sử dụng vì cơ sở hạ tầng kém chất lượng. Sân thậm chí còn không sáng đèn trong suốt 7 năm vì có quá ít trận đấu, nhiều bình luận viên bóng đá hài hước còn đùa rằng mỗi khi có trận đấu diễn ra, khán giả như đang xem “đấu hòa mắt”.

Chính vì vậy, Ban lãnh đạo tỉnh đã quyết định trùng tu toàn bộ để thu hút trở lại các hoạt động thể thao.

sân vận động lớn nhất việt nam

SVĐ Đồng Nai là sân nhà của CLB BĐ Đồng Nai

Năm 2013, sân được đầu tư 20 tỷ đồng để lắp đặt 4 trụ đèn pha điện áp cao, mỗi trụ cao 80m, nhập trực tiếp từ Mỹ. Sau khi trùng tu, sân Đồng Nai chính thức lọt vào

TOP sân vận động bóng đá lớn nhất Việt Nam có hệ thống chiếu sáng ấn tượng. Đến năm 2014, sân một lần nữa gây chú ý khi nâng cấp hệ thống đường Piste điền kinh, được khánh thành ngay trước mùa giải năm 2015. Trong năm 2015, sân được sơn mới các khu vực khán đài, tráng bê tông và trồng thêm cỏ.

#4. Sân vận động Thiên Trường | “Nhà hát của những giấc mơ” Việt Nam

Sức chứa 30.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 2000
Năm khánh thành 2003
Mặt sân Cỏ thuần chủng nhập khẩu từ Thái Lan
Bên thuê sân Câu lạc bộ bóng đá Nam Định

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Địa chỉ 05 Đặng Xuân Thiều, Vị Hoàng, TP. Nam Định, Nam Định

Sân vận động Thiên Trường là nơi diễn ra nhiều trận đấu bóng đá hấp dẫn. Người hâm mộ có thể theo dõi các cuộc tranh tài của Câu lạc bộ Nam Định hay các giải đấu lớn như SEA Games ở đây.

Thiết kế là yếu tố ấn tượng nhất của sân, là một trong những SVĐ đẹp nhất Việt Nam chỉ đứng sau sân quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội.

Sân có bốn khán đài A, B, C, D với 20 cửa ra vào cùng các khu vực ăn uống, phòng y tế, phòng dành riêng cho vận động viên và huấn luyện viên.

Trước năm 2003, sân còn được biết đến với tên gọi Chùa Cuối, là địa điểm diễn ra trận giao hữu giữa Câu lạc bộ Nam Định vs U23 Thần Hoa Thượng Hải.

SEA Games 22 chứng kiến con số khán giả kỷ lục tại sân vận động, cũng từ đó cái tên “Chảo lửa Thiên Trường” ra đời.

Tìm hiểu thêm cách xem bóng đá trực tuyến không bị giật không hề phức tạp. Hiểu được cách thực hiện sẽ giúp bạn có những khoảnh khắc giải trí tuyệt vời.

#3. Sân vận động Lạch Tray | Niềm tự hào của người Hải Phòng

Sức chứa 30.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1957
Năm khánh thành 1958
Mặt sân Cỏ Bermuda
Bên thuê sân Câu lạc bộ Hải Phòng
Địa chỉ 15 Đường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

Lạch Tray là sân bóng đá đẹp nhất Việt Nam từng đăng cai tổ chức các trận đấu bóng đá nữ SEA Games 22, siêu kinh điển Hải Phòng vs Bát Nhất 2 trong khuôn khổ bảng H AFC Cup 2023/2024, Hải Phòng vs Phnom penh và Công an Triều Tiên cùng nhiều giải điền kinh và sự kiện văn hoá khác.

sân vận động có sức chứa lớn nhất việt nam

SVĐ Lạch Tray hiện đang là sân nhà của CLB BĐ Hải Phòng

Sân lạch Tray có bốn khán đài A, B, C, D với A là khu vực hiện đại nhất và chứa được nhiều người nhất. Khán đài C và D ở xa khung thành, không có mái che và ghế dành cho khán giả.

Sân được sửa chữa nhiều lần vào các năm 1977, 1995, 2001, 2003, 2013, 2021 để phục vụ các sự kiện thể thao lớn.

#2. Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình | TOP sân vận động lớn nhất Việt Nam

Sức chứa 40.192 chỗ ngồi
Năm khởi công 2002
Năm khánh thành 2003
Mặt sân Cỏ chỉ
Bên thuê sân Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
Địa chỉ Số 1 Đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Sân Mỹ Đình được xây dựng vào năm 2002 dựa trên ý tưởng về một sân vận động quốc gia vào năm 1998 và quyết định Thủ tướng phê duyệt năm 2000. Sân nằm trong Khu liên hợp thể thao quốc gia được chọn làm nơi tổ chức SEA Games 22.

Sân Mỹ Đình nhận thầu công ty HISG – Trung Quốc và ký hợp đồng năm 2001. 2002 bắt đầu khởi công và khánh thành vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/2003.

Mỹ Đình thuộc TOP 2 sân vận động sức chứa lớn nhất Việt Nam với 40.192 ghế. Chính giữa là mặt cỏ phục vụ thi đấu bóng đá, bao quanh là 8 làn chạy điền kinh, 2 hố nhảy cao, 2 khu nhảy sào, 2 hố ném tạ, 2 khu nhảy xà kép.

Sân Mỹ Đình có bốn khán đài A, B, C, D với khu A-B hai tầng, khu C-D một tầng. Xung quanh sân có đến 419 phòng chức năng, sử dụng hệ thống đèn điện hiện đại.

Sân vận động Mỹ Đình chứng kiến vô số trận đấu nghẹt thở của đội tuyển quốc gia. Không ít người hâm mộ đổ xô về đây để hòa chung không khí đi bão tràn ngập khắp nẻo đường sau mỗi trận thắng.

#1. Sân vận động Cần Thơ | Sân có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á thập niên 80

Sức chứa 60.000 chỗ ngồi
Năm khởi công 1980
Năm khánh thành 1983
Mặt sân Cỏ chỉ
Bên thuê sân Câu lạc bộ bóng đá Cần Thơ
Địa chỉ Đường Lê Lợi, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Sân Cần Thơ đứng TOP 1 danh sách những sân vận động lớn nhất Việt Nam với 60.000 ghế. Nơi đây là địa điểm thường xuyên diễn ra các trận đấu bóng đá và giải đua mô tô mở rộng.

Thời điểm xây dựng chính xác của sân Cần Thơ không được ghi chép lại. Năm 1980, chính quyền địa phương ra quyết định nâng cấp toàn diện chuẩn bị cho giải đấu SKDA năm 1984 (giải đấu bóng đá quân đội các nước).

Sân vận động có sức chứa lớn nhất Việt Nam gồm bốn khán đài A, B, C, D với khu A, B nhiều ghế nhất (20.000), khu C và D ít ghế hơn (10.000). Riêng khu B, C, D còn có chỗ đứng có thể chứa được 5.000 người, phía trên nơi bố trí ghế ngồi.

Sân Cần Thơ từng đứng số 1 cuộc bầu chọn sân vận động có mặt cỏ đẹp nhất mùa giải 2017.

Kết luận

10 SVĐ lớn nhất Việt Nam được trang cược bóng đá uy tín Bóng Số 168 tổng hợp giúp bạn hiểu rõ hơn về những địa điểm tham quan, xem thi đấu thể thao hấp dẫn của nước ta. Những sân đấu này vẫn đang được nâng cấp để mang đến trải nghiệm theo dõi tốt nhất.

Đọc thêm bài viết về HLV U23 Việt Nam hiện nay là ai? Thông tin tiểu sử và thành tích huấn luyện viên trưởng của đội tuyển U23 Việt Nam

Về tác giả

BTV Thể thao Aarin Tùng Anh

BTV Thể thao Aarin Tùng Anh

BTV Thể thao Aarin Tùng Anh bắt đầu sự nghiệp từ một chuyên viên điều phối dự án Thể thao trước khi trở thành một biên tập viên thể thao chuyên nghiệp với hơn 8 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung kỹ thuật số có thứ hạng cao trên SERP.

Từng làm việc ở nhiều vị trí cấp cao tại các đơn vị báo chí, truyền thông. Sở hữu nhiều chứng chỉ quốc tế (Copywriting Masterclass - IDM, Fastrack Content Strategy & Editorial Planning - Econsultancy,...), đạt Giải thưởng báo chí về Văn hóa, Thể thao và du lịch; Aarin Tùng Anh được giới chuyên môn đánh giá là một tri thức “chính hiệu” khi nhắc đến thể thao.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận